Các món ăn truyền thống luôn giữ vị trí nổi bật trong thực đơn mùa đông ở nhiều nước trên thế giới.
Soljanka hay solyanka là món súp cay phổ biến ở Nga và một số nước Đông Âu. Món ăn nóng và chua này có nhiều loại khác nhau. Công thức chế biến soljanka thường gồm thịt, hải sản, xúc xích, dưa chuột muối, nước dưa chua, cà chua, các loại rau… Món súp truyền thống còn được nấu với các nguyên liệu chay. |
Sủi dìn là món tráng miệng đơn giản ở Trung Quốc. Món ăn này được làm từ bột gạo dẻo, thường có mặt trong các lễ hội mùa đông như Đông chí và Tết Nguyên đán. Dù có thể chiên giòn, sủi dìn phổ biến nhất là dùng nóng trong bát nước đường. Những viên bánh có nhiều loại nhân như khoai lang, đậu, vừng, thạch… |
Giống như nhiều món ăn mùa đông khác, oden không có danh sách các thành phần. Món lẩu đến từ Nhật Bản này có nguyên liệu đa dạng. Ở các quán ăn đường phố, một số nguyên liệu sẽ được cho sẵn vào nồi lẩu, sau đó khách hàng tự chọn các loại khác thêm vào. Các lựa chọn phổ biến bao gồm bánh cá hoặc cá viên, củ cải, trứng luộc, đậu phụ, mực, ngô và rau củ. |
Poutine là món ăn không khuyến khích với những người ăn kiêng. Món ăn phổ biến vào mùa đông này có nguồn gốc từ tỉnh Quebec của Canada. Một số người Canada coi poutine là món ăn quốc dân. Công thức chế biến là khoai tây chiên phủ phô mai đông lạnh và ướp trong nước sốt nâu. Một số biến thể có thêm các món phụ như thịt xông khói, thịt bò xay, đậu nướng hoặc xúc xích. Poutine phổ biến ở Canada và một số vùng của Mỹ. |
Goulash có nguồn gốc ở Hungary vào thời Trung cổ. Những người chăn gia súc từ Trung Âu đã phát minh ra món ăn này. Goulash theo truyền thống được làm từ thịt bò, thịt bê, thịt cừu và thịt lợn. Thịt khô sẽ được cho vào nồi sắt để nấu trên lửa. Gia vị chính của món goulash ngày nay là ớt bột. Các quốc gia Trung và Đông Âu khác cũng có những món hầm với gia vị tương tự. |
Tteokbokki có mặt khắp nơi ở các thành thị Hàn Quốc. Món ăn đường phố phổ biến và rẻ tiền này có quanh năm nhưng trở nên phổ biến hơn vào mùa đông. Tteokbokki có nước sốt đặc làm từ cà chua, ớt cay… Người bán sẽ giữ món ăn nóng hổi trên khay hơi nước và bếp than. Mọi người có thể làm ấm cơ thể bằng cách đứng, ngồi gần xe đẩy hoặc quầy hàng khi ăn. |
Lẩu phô mai (fondue) trở nên phổ biến ở Mỹ sau khi Thụy Sĩ quảng bá món ăn quốc dân này trong Hội chợ Thế giới năm 1964 tại thành phố New York (Mỹ). Ý tưởng nấu phô mai với rượu vang phát triển ở Thụy Sĩ vào thế kỷ 17, 18. Món ăn này phổ biến ở Thụy Sĩ, Pháp và các vùng thuộc dãy Alps của Italy. Phô mai được hâm nóng liên tục trong quá trình ăn (theo truyền thống là dùng nến hoặc đèn cầy). Bánh mì là thành phần nhúng phổ biến nhất. |
Sưu Tầm