Viện nghiên cứu kim chi Thế giới (ở Gwang ju, Hàn Quốc) đã tổng hợp, đánh giá, phân tích 590 luận văn liên quan đến kim trên toàn thế giới về tác dụng của kim chi đối với sức khỏe và đưa ra những kết quả rất thú vị.
Mục Lục
Tác dụng của kim chi là phòng ngừa các bệnh hô hấp
Theo kết quả điều tra sức khỏe dinh dưỡng quốc gia tại Hàn Quốc, những người ăn trên 40g kim chi trở lên giảm hen suyễn so với người ăn dưới 40g.
Bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng cũng tương tự với kết quả những người ăn 108-180g kim chi sẽ giảm 0,81 lần nguy cơ so với những người ăn 0-23,7g
Kim chi là thực phẩm lên men từ từ (slow food) nổi tiếng của Hàn Quốc với lượng tiêu thụ bình quân khoảng 62,4g (năm 2016)/người.
Phòng ngừa viêm da dị ứng
Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu về tác dụng của kim chi thế giới năm 2017, vi khuẩn lên men kim chi (Weissella cibaria WIKIM 28) giúp cải thiện và phòng ngừa viêm da dị ứng.
Nghiên cứu trên chuột bị nhiễm bệnh viêm da cơ địa cho thấy vi khuẩn lên men kim chi, làm giảm 50% lượng lgE tăng tiết trong máu và giảm gần 40% triệu chứng viêm da dị ứng.
Còn theo nghiên cứu của Viện Kim Chi với đối tượng tham gia là những người 19-49 tuổi mắc chứng viêm da di ứng, những người ăn từ 85-158g kim chi mỗi ngày sẽ giảm 0,68 lần phản ứng viêm da so với những người ăn 0-36g.
Chống ung thư
Kim chi được làm từ những nguyên liệu có các thành phần chống ung thư như: cải thảo (Indole-3-carbinol, Isothiocyanate), củ cải, cải xanh, tỏi (Allyl Sulfide), ớt (Capsaicin)….
Vì vậy các chuyên gia cho rằng kim chi là thực phẩm hữu ích ngăn chặn ức chế tế bào ung thư dạ dày, gan, đại tràng, ung thư phổi, bàng quang….
Bộ Chấn hưng nông thôn Hàn Quốc đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy kim chi muối đúng độ có tác dụng chống ung thư. Đó là nhờ các gia vị tỏi, gừng, bột ớt, hành. Các gia vị này, đặc biệt là ớt và tỏi, khi được muối đúng độ sẽ ngăn tế bào ung thư dạ dày (MKN5) phát triển, góp phần ức chế tế bào ung thư 4-10%.
Thúc đẩy tiêu hóa
Một trong những tác dụng phổ biến của kim chi nhiều người biết là giúp tiêu hóa tốt và sạch ruột.
Theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu kim chi, ĐH Busan, nếu một ngày ăn khoảng 300g kim chi, vi khuẩn có lợi trong ruột sẽ tăng 100 lần (so với những người không ăn kim chi).
Phòng ngừa tai biến mạch máu
Theo kết quả nghiên cứu về tác dụng của kim chi đối với bệnh tai biến mạch máu, người ăn 30g mỗi ngày trong vòng 6 tuần sẽ giúp giảm xơ cứng động mạch, mỡ máu và làm tăng chorestorol tốt.
Kim chi lên men tự nhiên giúp chống béo phì, giảm mỡ máu…
Mới đây, nghiên cứu của TS Choi Hak Jong, Viện nghiên cứu Kim chi thế giới trên chuột ăn nhiều chất béo sau đó nạp các vi khuẩn Lactobacil – lus sakei trong kim chi cho thấy mỡ trong cơ thể được “đốt cháy”.
Một nghiên cứu khác của GS. Kim Yang Hoon, chuyên gia về Khoa học và đời sống, ĐH ChungBuk, trên chuột cũng cho thấy tình trạng bệnh tật do béo phì được cải thiện khi chuột được cung cấp các lợi khuẩn từ kim chi.
Còn theo kết quả nghiên cứu của GS. Kim Yang Hoon, axit lactic do vi khuẩn Isolated tạo ra trong kim chi, có tác dụng chống béo phì trên chuột. Kết quả này được công bố trên tạp chí bảo vệ môi trường và độc chất học xuất bản ngày 10/3/2018.
GS. Kim Yang Hun đã chích ly 2 loại vi khuẩn có lợi Leuconostoc mesenteroides và Lactobacillus sakei trong kim chi và cho những con chuột đã ăn liên tục 10 tuần chất béo “nạp” 2 vị khuẩn này. Kết quả là hàm lượng nitơ trong máu giảm; chỉ số mỡ máu và đường huyết cũng giảm. Kết quả này cho thấy vi khuẩn có lợi trong kim chi giúp giảm và ngăn ngừa các chứng bệnh về nhồi máu cơ tim, tiểu đường.
Tiến sĩ Choi Hak Jong, Viện nghiên cứu kim chi thế giới, cho biết có 200 loại vi khuẩn có lợi như weissella, leuconostoc, lactobacillus có tác dụng ngăn ngừa béo phì và giảm mỡ máu. Thêm nữa, khi kim chi muối đúng độ sẽ sinh hàng tỉ vi khuẩn có lợi.
Tác dụng chống béo phì của kim chi đã được cấp giấy chứng nhận đặc biệt tại Hàn Quốc.
Chống ngộ độc thực phẩm
TS. Kim Sung Hyun và nhóm tiến sĩ nghiên cứu của Viện nghiên cứu kim chi thế giới, TT Phân tích an toàn vệ sinh, cho biết trong kim chi có hơn 100 loại vi sinh vật và không có 9 vi khuẩn gây ngộ độc (Clostridium perfriinggens,Salmonella spp., Enterohemorrhagic E.coli, Campylobacter jejuni/coli, Staphylococcus aureus, Vibrio parahaemolyticus,Listeria monocy- togenes, Yesinia enterocolitica).
Điều này đã chứng minh cho câu nói quen thuộc “không có người nào ăn kim chi mà bị tiêu chảy” ở xứ sở này.
TS. Ha Jae Ho – Giám đốc Viện nghiên cứu kim chi thế giới cho biết: “Việc ăn kim chi lên men không gia nhiệt là hoàn toàn an toàn vì các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm không thể sinh sôi trong kim chi. Khi kim chi “chín”, có độ chua dịu sẽ có một lượng lớn lợi khuẩn, ức chế hiệu quả các vi khuẩn gây hại, ngộ độc thực phẩm và cả những vi khuẩn gây bệnh.